Tin tức mới
Sản phẩm bán chạy
Videos nổi bật
.Sản phẩm ngon là một chuyện nhưng cách kết hợp chúng với các gia vị, rau sống… cũng rất quan trọng. Vậy với món thịt chua Phú Thọ ăn thế nào cho đúng cách, đậm vị thì không phải ai cũng biết. Hay cùng theo dõi bài viết dưới đây để có cách kết hợp ngon nhất, đậm vị nhất nhé.
Vùng đất Phú Thọ không chỉ nổi tiếng với nền văn hóa giao thoa Việt – Mường. Mà còn được biết đến bởi nhiều món ăn đặc sắc như rêu đá, rau sắn, cơm lam, nộm củ nâu… Đặc biệt món ăn được nhiều du khách trong và ngoài nước yêu thích đó chính là đặc sản thịt chua trứ danh.
Xem thêm:
- Bà bầu ăn thịt chua được hay không?
- Những món đặc sản Cẩm Khê Phú Thọ từ cây cọ
- Đặc sản vùng miền nghe tên đoán liền địa điểm
Nguồn gốc của thịt chua
Hỏi các già làng ở Thanh Sơn, không ai rõ món thịt chua có tự bao giờ. Mọi người chỉ biết rằng món ăn này được bắt nguồn từ người Mường bản xứ và được lưu truyền cho tới đời nay. Tuy hương vị, nguyên liệu và cách chế biến có chút cải cách so với món ăn ban đầu nhưng nó vẫn luôn mang dáng dấp hương vị xưa kia.
Được biết, ban đầu, thịt chua xuất hiện do nhu cầu bảo quản thịt. Những con thú được những người đàn ông trong gia đình săn bắt về dùng một lần không hết. Chính vì thế người Mường đã nghĩ ra cách làm thịt chua để bảo quản thịt được lâu hơn để phục vụ đời sống sinh hoạt thường nhật của các hộ gia đình. Và cứ thế, công thức món ăn này được truyền từ đời này qua đời khác. Giờ đây, món ăn này đã trở thành đặc sản của cả vùng đất Thanh Sơn.
Thịt chua được chế biến như nào?
Để làm món thịt chua, nguyên liệu chính được sử dụng là thịt, bì lợn và thính. Để thịt chua ngon, người thường chỉ chọn thịt và bì của lợn lửng. Nếu dùng thịt của những con lợn được nuôi thả rông thì thành phẩm càng ngon. Bởi chất thịt chắc, ngọt, bì giòn, ít mỡ và đặc biệt là chúng rất mềm, thơm.
Không phải phần thịt nào cũng có thể đem làm thịt chua được. Mà ở mỗii con lợn, người ta chỉ lấy phần thịt nạc mông, nạc vai, thăn. Tất cả được lọc bỏ bớt gân, mỡ rồi mới đem áp chảo. Công đoạn áp chảo luôn phải đảm bảo không cho thịt chín quá, tránh cháy khét. Phần bì sẽ được khò cho vàng đều khắp miếng bì. Công đoạn áp chảo thịt này đảm bảo miếng thịt dễ thái hơn và đạt được độ săn và dai mềm vừa đủ.
Sau khi áp chảo, thịt sẽ được mang đi thái mỏng rồi tẩm ướp gia vị, vào thính. Công đoạn cuối cùng là nén thịt vào hộp rồi đem ủ. Đợi đến 3-4 ngày là thịt đã lên men chín, lúc này bạn có thể thưởng thức thành quả rồi.
Thịt chua Phú Thọ ăn thế nào cho đúng cách?
Bày thịt chua ra đĩa, hương thơm của thính gạo, vị chua thơm lừng của món ăn chỉ ngửi thôi cũng kích thích vị giác rồi.
Tùy thuộc vào sở thích của mỗi người mà cách ăn thịt chua cũng khác nhau. Có người không ăn được rau sống thì chỉ cần chấm chút tương ớt cũng đủ làm ta đắm say rồi. Nếu bạn cảm thấy thịt chua hơi nhạt thì có thể cho thêm ít bột canh vào tương ớt để chấm cùng. Nếu thịt chua vừa rồi thì không cần nhé.
Với những bạn ăn được rau sống thì sự kết hợp giữa thịt chua và rau sống là chuẩn vị nhất. Khi ăn món thịt chua này bạn nên dùng tay để ăn sẽ ngon hơn là dùng đũa đó nhé.
Bạn nên kế hợp miếng thịt chua kèm với lá sung, lá ổi, lá đinh lăng, lá mơ, ăn rất quyến rũ. Còn nếu bạn ăn được cay, thích vị nồng thì cũng có thể kết hợp với lá trầu nữa nhé. Cách ăn thông thường là đặt thịt vào lòng lá, sau đó cuốn tròn. Tiếp đó là chấm vào tương ớt hoặc nước mắm, đưa vào miệng thưởng thức.
Khi thưởng thức, bạn sẽ cảm nhận được nhiều dư vị khác nhau. Từ vị chát của lá sung lá mơ, rồi vị chua của men, vị bùi của thính, vị ngọt thanh của thịt. Trong quá trình nhai, bạn sẽ thấy đc bị dai giòn của bì, nhai sần sật rất mê. Tất cả sẽ mang lại cảm giác ấn tượng, không giống bất cứ món ăn nào bạn từng thưởng thức. Càng ăn càng nghiền.
=>> Tìm hiểu thêm về Thịt Chua Đất Tổ xem tại đây
=>> Liên hệ để trở thành nhà Phân Phối của Đất Tổ: 0210. 6286. 666
=>> Page chính thức của công ty tại đây