Tin tức mới
Sản phẩm bán chạy
Videos nổi bật
Thịt chua Thanh Sơn được chế biến từ thịt lợn tươi hòa trộn cùng với thính, gia vị… Sau khi trộn xong đem ủ lên men tạo nên vị chua thanh, ngọt, bùi. Chính vì thế món ăn này rất độc đáo, đặc trưng của miền đất Tổ.
Thịt chua Thanh Sơn là một món ăn bình dị của người Mường sống ở Thanh Sơn (Phú Thọ). Món ăn này xuất phát từ việc dự trữ thức ăn của người xưa.
Theo các cụ cao niên trong làng kể lại, thịt lợn săn bắt ăn một lần không hết, người dân mới nghĩ ra cách ướp thịt với muối rồi cho vào ống tre để bảo quản làm nguồn thức ăn dự trữ lâu dài. Cũng từ đây món thịt chua Thanh Sơn của người Mường ra đời. Và món ăn này được con cháu lưu giữ đến tận bây giờ.
Ngày nay, món thịt chua Thanh Sơn được “nâng tầm” lên nhờ bàn tay tài hoa của con người. Thịt chua không phải chỉ đem ướp muối là xong. Để thành ra sản phẩm phải qua nhiều công đoạn từ khâu chọn thịt, thính đều được chọn lọc kỹ càng. Khi tẩm ướp gia vị, ướp không mặn không nhạt phù hợp với tất cả khẩu vị của mọi người. Tiếp đó là thời gian ủ phải chuẩn để không bị chua quá. Hay công đoạn đóng gói cũng đòi hỏi cao, nếu đóng gói không cẩn thận thịt chua sẽ không đạt yêu cầu.
Dưới đây là các bước chế biến món thịt chua nức tiếng của Thanh Sơn.
Xem thêm:
- Đặc sản thịt chua Phú Thọ có nguồn gốc từ đâu?
- Thịt chua Thanh Sơn làm ra như thế nào?
- Thịt chua Thanh Sơn mua ở đâu ngon và đảm bảo chất lượng?
Mục Lục
Đầu tiên là chọn nguyên liệu làm thịt chua
Thịt lợn làm thịt chua phải được chọn lọc kỹ càng. Phải chọn mông sấn, nạc vai, nạc thăn của lợn sau đó lọc sạch mỡ và gân. Thịt sau khi pha được làm sạch, đem áp chảo đều các mặt sau đó đem thái miếng nhỏ và đều. Phần bì được lọc bỏ hết mỡ sau đó đem khò chín tái rồi thái mỏng.
Tiếp đến là nguyên liệu thính. Thính cũng mang yếu tố quyết định đến vị thơm ngon của thịt chua vì thế phải là loại gạo, ngô ngon. Thính thường làm từ ngô nương, gạo nương, phải rang đều tay trên lửa nhỏ tới khi chín kĩ, vàng ươm, thơm mà không cháy. Như vậy miếng thịt chua mới thơm, có màu vàng óng đẹp mắt.
Ngoài chức năng tạo mùi thơm, thính còn có công dụng lên men tạo vị chua cho thịt, đây chính là khâu làm chín thịt.
Lá ổi phải là lá ổi bánh tẻ, sạch mới đảm bảo yêu cầu.
Cách chế biến thịt chua Thanh Sơn
Thịt sau khi thái xong được ướp với gia vị vừa đủ trong khoảng 1 tiếng sau đó đem trộn đều với thính. Lượng thính cho vừa đủ, bám dính phủ kín trên bề mặt miếng thịt. Thịt trộn thính bóp thật kỹ, càng kỹ càng lại càng dậy vị thơm ngon.
Quy trình đóng gói thịt chua Thanh Sơn
Trước khi nén thịt vào hũ ta nên lót một lớp lá ổi dưới đáy, cho thịt vào và nén thật chặt thịt, sở dĩ làm như vậy thì thịt chua mới ngon và giòn. Sau khi nén xong phủ thêm một vài lớp lá ổi lên lớp thịt trên bề mặt thịt. Lá ổi chống ẩm mốc cho thịt, tạo mùi thơm đặc trưng cho thịt chua.
Thời gian ủ thịt chua Thanh Sơn
Sau khi hoàn thành nên để sản phẩm ở nơi thoáng mát, khô ráo. Vào mùa hè, thời tiết oi bức nên ủ từ 3-4 ngày là thịt lên men và sử dụng được. Đối với thời tiết lạnh, nên ủ từ 5-7 ngày. Sau quá trình lên men, thịt sẽ chín, có mùi chua và thơm ngon tự nhiên.
Không nên để quá lâu vì khi đó thịt sẽ chua và mất đi vị thơm ngon, đậm đà. Một trong những sản phẩm thịt chua nổi tiếng ở Thanh Sơn chính là thịt chua Đất Tổ. Ghé Thanh Sơn hay là muốn thưởng thức thịt chua bạn nhớ đừng quên thử món ăn này nhé.
Cách sử dụng thịt chua chuẩn vị
Khi ăn, bạn nên chấm cùng tương ớt mới đúng điệu, không nên ăn cùng với nước chấm pha loãng bởi chúng sẽ làm giảm đi mùi vị của món thịt chua.
Nếu bạn ăn được rau sống, bạn nên kết hợp thịt chua Thanh Sơn kèm với miếng lá ổi, lá đinh lăng, lá sung chấm thêm chút tương ớt ăn rất “quyến rũ”. Cái vị bùi bùi của thịt, sần sật của bì hòa cùng vị chua thơm của thính ngô lên men, vị chát của lá cây rừng và vị cay cay của tương ớt, ăn hoài mà không ngán.
Mùa hè, ăn thịt chua kèm ly bia tươi thì còn gì tuyệt vời hơn.
=>> Tìm hiểu thêm về Thịt Chua Đất Tổ xem tại đây
=>> Liên hệ để trở thành nhà Phân Phối của Đất Tổ: 0210. 6286. 666
=>> Page chính thức của công ty tại đây