Ý nghĩa câu “Mùng 1 tết cha, mùng 2 tết mẹ, mùng 3 tết thầy”

Ngày đăng: 02/02/2022 - Lượt xem: 17540
Cỡ chữ:

Từ xưa đến nay, mỗi khi Tết đến xuân về người dân Việt Nam lại truyền tai nhau câu nói dân gian “Mùng 1 tết cha, mùng 2 tết mẹ, mùng 3 tết thầy”. Vậy có bao giờ bạn suy nghĩ đến ý nghĩa của câu này chưa?. Hãy cùng Thịt chua Đất Tổ tim hiểu ngay một thành ngữ ăn sâu vào trong văn hóa truyền thống của người Việt Nam này nhé!

Ý nghĩa câu “Mùng 1 tết cha, mùng 2 tết mẹ, mùng 3 tết thầy”

Vào mỗi dịp Tết đến, xuân về, Tết Nguyên Đán chúng ta thường nghe một câu nói quen thuộc của ông cha ta. Đó là “Mùng 1 Tết cha, mùng 2 Tết mẹ, mùng 3 Tết thầy”. Câu nói được nhắc đến để nhằm nhắc nhở chúng ta. Phải tỏ lòng biết ơn công sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ mình. Công lao giáo dục, truyền dạy kiến thức, dìu dắt khi còn ngồi trên ghế nhà trường của các thầy giáo, cô giáo.

Theo quan niệm truyền thống xưa. Mùng 1 tết cha, từ “cha” ở đây có nghĩa là bên nội. Mùng 2 tết mẹ, từ “mẹ” có nghĩa là bên ngoại. Và cuối cùng Tết thầy, từ ‘thầy” có nghĩa là thầy cô giáo. Như vậy, vào dịp Tết, người Việt Nam sẽ thường đi chúc tết cả bên nội, bên ngoại, thầy cô và anh em họ hàng.

XEM THÊM:

“Mùng 1 tết cha” – “Mùng 1 tết cha, mùng 2 tết mẹ, mùng 3 tết thầy”

Ngày mùng 1 là ngày quan trọng nhất, đặc biệt là khoảnh khắc giao thừa. Vì thế, thời khắc thiêng liêng ấy được dành cho lễ gia tiên, cúng ông bà. Lễ cúng gia tiên sẽ là khởi đầu cho ngày mùng 1 Tết.

Theo quan niệm, cha là đại diện cho họ hàng bên nội. Chính vì vậy, Câu nói “mùng 1 tết cha” có nghĩa là vào mùng 1 Tết, các gia đình thường tập trung để chúc Tết bên nhà nội trước. Để cúng bái tổ tiên, sau đó là chúc Tết ông bà cha mẹ. Sau chúc tết, con cháu sẽ được nhận lì xì đầu năm, cả gia đình sẽ cùng nhau thưởng thức bữa cơm đầu năm, với không khí vui vẻ, tưng bừng.

Cuối cùng, cả gia đình sẽ cùng nhau đi chúc Tết anh em họ hàng thân thiết bên nội. Chúc nhau một năm mới bình an, hạnh phúc.

Mùng 1 tết cha
Mùng 1 tết cha

“Mùng 2 tết mẹ”

Cũng như mùng 1, đến ngày mùng 2 Tết. Gia đình sẽ đi chúc tết bên ngoại. Tức là bên mẹ, ông bà ngoại, họ hàng thân thiết bên ngoại. Vì lí do đó người ta mới gọi mùng 2 là “Tết mẹ”.

Cùng với đó là những nghi thức giống như bên nội, mọi người sẽ có những giây phút quây quần bên nhau. Trong một không khí vui vẻ, tích cực và phấn khởi. Đặc biệt, hàn huyên với bố mẹ của những người con lấy chồng xa quê. Không có điều kiện về thăm nhà nhiều. Là một cơ hội để sum vầy, thăm hỏi họ hàng sau một thời gian dài không gặp.

 “Mùng 3 tết thầy”

Cuối cùng là mùng 3, là “Tết thầy”. Đây là ngày dành cho chúng ta đi thăm thầy cô. Những người đã dìu dắt chúng ta những ngày thơ bé. Từ khi chúng ta còn ngồi trên ghế nhà trường. Khi ngày 20/11 chưa chính thức ra đời thì ngày này được xem như là “ngày Nhà giáo Việt Nam” thời xưa. Là ngày bao thế hệ học sinh tỏ lòng biết ơn đối với người thầy, người cô.

Đồng thời thể hiện truyền thống “Tông sư trọng đạo” của văn hóa Việt Nam. Gửi trao những món quà ý nghĩa cùng những lời chúc ý nghĩa. Bên cạnh đó, cũng là dịp để chúng ta họp lớp, giao lưu với những người bạn cũ sau thời gian bận rộn, ít được gặp gỡ.

Mùng 3 tết Thầy
Mùng 3 tết Thầy

Kết luận

Như vậy, qua bài viết này của Thịt chua Đất Tổ. Chắc chắn bạn đã hiểu rõ được ý nghĩa của câu “Mùng 1 tết cha, mùng 2 tết mẹ, mùng 3 tết thầy” rồi. Chúc bạn và gia đình có những ngày tết thật vui vẻ, hạnh phúc, an khang thịnh vượng.

=>> Tìm hiểu thêm về Thịt Chua Đất Tổ xem tại đây

=>> Liên hệ để trở thành nhà Phân Phối của Đất Tổ: 0210. 6286. 666

=>> Page chính thức của công ty tại đây

Lên đầu trang
Chia sẻ mạng xã hội: