Rêu đá người Mường- lạ lùng mà thân thương

Ngày đăng: 28/12/2021 - Lượt xem: 16480
Cỡ chữ:

Việt Nam có 54 dân tộc anh em, mỗi dân tộc lại có nét văn hóa khác biệt và độc đáo. Thể hiện rõ rệt qua, lối sống mang nét đặc trưng. Trong ẩm thực cũng vậy, nền ẩm thực dân tộc vô cùng độc đáo mà chắc chắn bạn chưa thể khám phá được hết tất cả. Vì vậy, qua bài viết này, hãy cùng Thịt chua Đất Tổ tìm hiểu về một ăn đặc sản của một dân tộc. Đó là rêu đá người Mường- một món ăn lạ chan chứa tình thương nhé!

Rêu đá người Mường là món ăn như thế nào

Vào thời tiết sang thu, tiết trời ở miền vùng núi chớm lạnh. Những mái nhà sàn của đồng bào Mường hiện hữu mờ ảo trong màn sương. Trưa đến, nắng mới bắt đầu lên, chiếu rọi trên khắp nương lúa, nương ngô. Vào thời điểm này rêu đá người Mường hay được những người phụ nữ đi lấy về ăn. Rêu đá Phú Thọ là loài rêu nhơn nhớt, mọc trên những phiến đá ở dưới lòng suối. Thời xưa khi còn khó khăn, loại rêu này đã là một món ăn cứu đói cho đồng bào Mường. Để đến bây giờ đã trở thành món đặc sản của nơi đây.

Rêu được coi là một món rau sạch sẽ, đặc biệt của vùng miền núi. Người miền xuôi lên chưa chắc đã có dịp để thưởng thức món ăn này. Để có được rêu sạch và non cần phải chọn nơi suối chảy xiết, có nhiều tảng đá to. Có thể chế biến thành nhiều món ăn nhưng phổ biến nhất vẫn là rêu đá nướng.

Những cô gái Mường lấy rêu
Những cô gái Mường lấy rêu

XEM THÊM: 

Cách chế biến rêu đá

Nguyên liệu cần chuẩn bị

  • Rêu đá
  • Các loại gia vị: Tỏi, muối, mì chính, hành, mỡ lợn
  • Lá đu đủ

Cách chế biến món ăn – Rêu đá người Mường

Sơ chế nguyên liệu

Sau khi lấy rêu từ suối, sẽ cần dùng chày gỗ, khúc gỗ hay là chuôi dao để đập rêu thật nhiều lần trên tảng đá to, sạch hoặc thớt cứng. Khi đập cần chú ý và nhặt sạch rác, sỏi hoặc đá bám trong rêu. Dùng rổ, rá để đại cho sạch sạn cát. Cuối cùng sẽ là công đoạn giặt rêu bằng cách thả rêu vào chậu nước lớn. Vò qua lại giống thao tác giặt giũ vậy. Loại bỏ sạch những chất bẩn nhớt còn lại trong rêu. Thực hiện nhiều lần như thế, rêu được vắt ráo nước và túm lại thành từng nắm chắc nịch. Bởi vậy, để có món rêu ngon và sạch cần phải có sự kiên nhẫn, cẩn thận và tỉ mỉ.

Tiến hành các bước

Mọi nguyên liệu đều được chuẩn bị đầy đủ thì tiến hành tẩm ướp gia vị. Cùng với tỏi thái mỏng, muối, mì chính thêm hành và một chút mỡ lợn. Trộn thật đều cùng với rêu, dùng đá đu đủ gói thành từng lớp và buộc chặt lại. Bên bếp lửa bập bùng của những ngôi nhà sàn, vừa nấu cơm vừa vùi rêu và than hồng. Đến khi lá đu đủ bén lửa và bốc lên hương thơm đặc biệt mùi cay thơm là lạ.

Khi lớp lá đu đủ bên ngoài chuyển thành màu đen, bóc từng lá ra và thưởng thức. Rêu đá có hương vị của tỏi quyện thêm mùi nồng của rêu, ngầy ngậy của mỡ lợn, mềm mềm mà lại không ngấy. Lạ miệng mà cực kỳ ngon. Người Mường thường sử dụng kèm với cơm và được đặc biệt yêu thích.

Rêu đá người Mường sau khi đã qua chế biến
Rêu đá người Mường sau khi đã qua chế biến

Kết luận

Người ta có câu “Lạ lùng rêu đá- Đậm đà thịt chua”, câu nói này đã thể hiện được hai món đặc sản nức tiếng của miền đất Tổ Phú Thọ. Đặc biệt là của người dân tộc Mường nơi đây. Rêu đá và thịt chua đều là những món ăn mang đậm tính nét văn hóa ẩm thực dân tộc truyền thống. Nếu có dịp ghé thăm Phú Thọ, nhất định bạn không nên bỏ qua, hãy thưởng thức và trải nghiệm nhé, chúng sẽ không khiến bạn phải thất vọng đâu!

=>> Tìm hiểu thêm về Thịt Chua Đất Tổ xem tại đây

=>> Liên hệ để trở thành nhà Phân Phối của Đất Tổ: 0210. 6286. 666

=>> Page chính thức của công ty tại đây

Lên đầu trang
Chia sẻ mạng xã hội: